Buổi chiều cuối cùng của tháng năm, khi lệnh giãn cách xã hội, phong tỏa thành phố bởi dịch covid có hiệu lực, sân bay Liên Khương đìu hiu vắng khách chợt xuất hiện một người thanh niên trong bộ đồ xanh công nhân bạc màu, đầu đội chiếc mũ tai bèo cũ kỹ, đôi dép tông Lào mòn vẹt đế đến gót chân, khuôn mặt đen đúa khắc khổ, đặc biệt hai bàn tay của anh không có ngón, chỉ còn cùi tay với hình thù kỳ dị. Ngoài chiếc túi vải màu chàm đeo trên vai, anh ta không có bất cứ hành lý gì khác.
Chỉ còn gần tháng nữa là Tết. Xung quanh đảo, biển vẫn mênh mông vỗ sóng đêm ngày. Gió đại dương thổi vù vù. Bãi cát cuối đảo thi thoảng lại bốc lên những luồng bụi mù mịt. Những ngọn rau muống biển cong queo, bò trên cát, quằn quại trong gió chướng. Năm nay bão nhiều quá. Chưa dứt cơn bão nọ đã lại tới cơn bão kia. Càng cuối năm, bão về càng nhiều. Bão chồng lên bão, đuổi nhau trên biển. Cây cối trên đảo khi thì cháy nắng, khát khô, khi thì dầm mưa gãy đổ. Có năm nào thế đâu? Chỉ có dãy bàng vuông và những cây phong ba, bão táp là kiên cường. Mặc gió táp mưa sa, chúng vẫn ưỡn mình ra chắn gió để mà xanh ngăn ngắt với biển, với trời. Càng gần Tết chúng càng xanh.
Năm 1976, Lan - người con gái xứ ngàn hoa vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông. Cô không thi đại học mà tình nguyện xin vào lực lượng Thanh niên xung kích của thành phố Đà Lạt xuống vùng Ba xây dựng kinh tế mới. Vùng Ba ngày ấy là đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, thành lập năm 1962 để chỉ đạo trực tiếp phong trào cách mạng chống Mỹ - ngụy ở ba xã Hợp Vông, Xi Nhanh và Lú Tôn. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, rất nhiều tiềm năng đang cần sức người, sức của xây dựng một miền đất hứa cho tương lai của Lâm Đồng.
Đầu tháng mười năm 1977, tiểu đoàn bộ binh của chúng tôi đóng quân ở biên giới thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh. Trong biên chế của tiểu đoàn có Đại úy Quân y - bác sĩ Tuấn, y sĩ Lê Hải và nữ y tá quân y Mai Thị Nguyệt. Tôi có cảm tình với Nguyệt không phải vì Nguyệt đẹp rực rỡ, mà Nguyệt chỉ nổi bật ở eo người thon, đẹp và cặp mắt tròn luôn mở to dưới làn mi cong. Tuổi hai mươi bảy, chưa một lần được nắm tay phụ nữ, chưa một lần nói lời yêu thương với ai, giờ đây tôi để ý đến Nguyệt và trong lòng nung nấu một quyết tâm. Nguyệt rất ít nói, khi cần phải tiếp xúc với chỉ huy, với đồng đội cũng vậy. Cặp mắt đẹp của Nguyệt phảng phất buồn.
Quán nước bà Hai Quán ẩn dưới khóm trúc, bên con đường liên huyện này, sáng nay mở cửa sớm. Bà tên “Hai” mở quán bán nước, nên bà con làng xóm gọi vậy. Nửa buổi chợt có người khách lạ do dự, rồi cũng bước chân vào quán. Đặt chén chè xanh vào tay khách, bà Hai Quán niềm nở:
Ly dị! Hai chữ này không quá lạ khi nó xảy ra với một gia đình nào đó nhưng với vợ chồng ông Thuận bà Liễu lại khiến người ta xầm xì mãi. Vì gia đình họ giàu có, công việc của ông Thuận đang trên đường hốt bạc. Bà Liễu thì xinh đẹp dù đã gần năm mươi tuổi. Họ có một trai, một gái ngoan ngoãn, không đua đòi như một số gia đình dư thừa vật chất khác. Vậy mà gia đình họ đã tan vỡ. Mới đầu dư luận tò mò, không hiểu nhưng rồi sự gì trên đời cũng khó giữ kín. Thì ra, họ cũng như nhiều gia đình khác. Cũng có những hỷ nộ ái ố thường tình, khác là nhà nào khéo che đậy thì người ngoài không biết, thế thôi.
Tôi hẹn Sơn ở Thủy Mộc - một quán cà phê nhỏ nằm ở cuối con đường Hoa Sữa, Sài Gòn. Tôi vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn, mỗi buổi sáng tôi thường chạy thể dục ở công viên gần nhà, tập dưỡng sinh để rèn luyện sức khỏe. Sơn không tập được, ông ấy đi chân giả, mỗi khi hẹn uống cà phê hàn huyên chuyện cũ hay họp cựu chiến binh - những người đã từng xông pha và cuộc kháng chiến máu lửa của toàn dân tộc, nay còn lại không bao nhiêu - Sơn thường nhờ đứa cháu chở đến. Tôi hấp háy cặp mắt, nhìn rõ cái dáng thập thững từ phía cửa đi vào, tôi biết Sơn đã đến. Tôi đứng dậy chào Sơn, nghiêm trang và chỉn chu, như cách chào của những người trong quân ngũ.
Một lát sau em nghe thấy tiếng các chú bộ đội tập hợp, phổ biến nhiệm vụ gì ấy. Tiếng máy bay địch đã im ắng, hai chị em lóp ngóp bò ra khỏi hầm. Vết xước, máu từ chân Diệu Nhiên rỉ ra từ lúc nào. Hai đứa đang luống cuống tìm giẻ để buộc thì chú bộ đội đã về kịp. Chú vội vàng lấy bông băng, cồn trong ba lô, miệng chú thổi thổi, tay cầm bông thấm cồn rửa vào vết thương rồi băng lại. Diệu Nhiên nhìn động tác thuần thục của chú thật thán phục. Em thầm nghĩ: Ước gì đừng có chiến tranh, ước gì chú bộ đội sẽ mãi ở lại nhà của mìnhnhỉ… Thời gian trôi đi thật nhanh, hình như vài ngày nữa các chú bộ đội phải hành quân vào Nam. Vậy là hai chị em sẽ phải xa các chú, sẽ không còn được chú tập bơi, không còn được chú chỉ cho học bài và không còn được chú chăm sóc thương yêu… Bé biết vì nhiệm vụ cao cả, các chú phải đi đánh giặc để đem lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng mà sao lòng bé buồn quá vậy, cứ nghĩ đến lúc chia tay chú là bé muốn khóc.