Ghi chép những truyền thuyết, huyền thoại tại đất rừng phương Nam, ngắm nhìn những cánh đồng bằng phẳng được bồi đắp phù sa sông Đồng Nai, tôi nói với đồng nghiệp Hồ Thanh Bình: Lẽ nào người xưa lại ...
  • Chiều cuối năm, vùng biên giới Bờ Y mưa như trút nước. Núi rừng sẫm một màu ướt sũng và cái lạnh tê tái, cơn gió lạnh nơi này cũng có gì đó khang khác như sắc màu riêng của miền biên ải. Lựa từng bước chân theo những bậc cấp bám đầy rêu trơn, tôi leo lên đỉnh núi, nơi đặt cột mốc phân định chủ quyền biên giới ba quốc gia anh em, điểm mốc mà chúng ta quen gọi là Ngã ba Đông Dương...
    30/05/2023
  • Tình cờ, tôi theo chân một người bạn đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Số 2 Yết Kiêu, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), mới có cái may mắn được nhìn ngắm bản văn khắc Nam quốc sơn hà trong Châu bản triều Nguyễn.
    30/47/2023
  • Những ngày cuối năm, nhìn đồng nghiệp tất bật hành trang cho chuyến đi công tác Trường Sa, lòng tôi chợt bâng khuâng đến lạ. Với tôi, hình ảnh chuyến tàu chở mùa xuân ra đảo năm ấy cứ vận vào mình như một mối lương duyên tiền định. Lần ấy, đến với Trường Sa, tôi đã cảm nhận được sự thiêng liêng của lễ chào cờ trên đảo, cảm nhận được vị mặn mòi nhưng rất đỗi ân tình của biển, sự nồng ấm của tình quân - dân. Tất cả cứ hằn lên trong miền ký ức không thể nào quên…
    30/36/2023
  • Không biết có đa cảm không? Song những vùng đất đã đến, những địa danh đã qua, tôi đều nhớ nằm lòng và lưu giữ nhiều kỷ niệm rất khó phai. Trường Sa - tôi đã may mắn ra thăm; chứng kiến cuộc sống, lao động của Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trên từng điểm đảo, Nhà giàn DKI cheo leo giữa sóng gió. Đã nhiều năm đi qua; nhưng tôi nhớ mãi, nhất là mỗi khi mùa xuân về…

    30/25/2023
  • Đã ở tuổi ngoài bảy mươi nhưng nhìn anh như chỉ khoảng lục tuần, dáng người thon nhỏ và nhanh nhẹn dễ cho ta lầm tưởng anh chỉ là một công chức hành chính hay một kỹ sư nằm ở Vụ, Viện nào đó.

    30/59/2023
  • Trung tuần tháng 11 trong chuyến hành trình xuyên Việt của đoàn Cựu chiến binh Tiểu đoàn 810 anh hùng để lại trong tôi nhiều dấu ấn khó phai. Đây là chuyến đi về nguồn của những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước.

    17/48/2023
  • Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng, nằm chung trong các hoạt động Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt của tỉnh trên địa bàn thành phố Bảo Lộc sẽ diễn ra các hoạt động hưởng ứng chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - 2022. Theo kế hoạch, thành phố Bảo Lộc sẽ có 3 chương trình hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt 2022 gồm: Chương trình nghệ thuật Bảo Lộc - Hương trà, Sắc tơ; Hội chợ thương mại và triển lãm trưng bày sản phẩm trà tơ lụa, các sản phẩm đặc trưng của địa phương và Chương trình Countdown 2023.

    30/27/2022
  • Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX (từ 1/11 - 31/12/2022) với 20 chương trình mới lạ hấp dẫn, tiếp tục khẳng định thương hiệu Hoa Đà Lạt. Theo đó tại Đà Lạt, TP. Bảo Lộc và các huyện trong tỉnh tưng bừng mở hội, trong đó có 2 chương trình nghệ thuật đặc sắc: Công bố Festival Hoa (tối 18/12) và Bế mạc Festival Hoa (đêm 31/12/2022) và Chào năm mới 2023. 
    30/22/2022
  • Tìm con đường đưa tơ lụa Việt Nam vào bản đồ tơ lụa thế giới là ý tưởng và mục đích mà nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã nỗ lực dành tất cả tâm huyết để vươn tới. Nó bắt đầu hiển hiện khi chị kết nối với ngài đại sứ Italy tại Việt Nam để kết nghĩa thành phố Como - Italy với tp Bảo Lộc - Lâm Đồng - Việt Nam. Từ ngày 15/7/2022 đến 20/7/2022 vừa qua, ông Dương Hải Hưng, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, NTK Minh Hạnh. Đại diện Vietmode. Vietnam Silk House. Nhật Minh Silk đã làm việc với ông Fiorenzo Bongiasca - Chủ tịch vùng Como, Giám đốc Văn hóa Como thay mặt Thị trưởng tp Como nhằm thống nhất những hoạt động văn hóa như triển lãm tơ lụa tại Florence, Como trong năm 2023 (kyỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Ý). Tháng 9/2022 tơ lụa Lâm Đồng sẽ xuất hiện tại San Marino. Italy.

    29/48/2022
  • Đà Lạt được mệnh danh là thành phố hoa, tuy nhiên ảnh đại diện cho lễ hội hoa ở thành phố mù sương này không phải bằng các loại sang trọng mà là dã quỳ, một loại hoa hoang dã của địa phương. Chính màu vàng của dã quỳ đã làm rực lên thành phố. Em Trần Đình Long 32 tuổi, người con của Lâm Đồng đã mang hình ảnh dã quỳ đồng hành đến tận Taiwan, Long tốt nghiệp đại học ngoại thương và thạc sĩ (MBA) tại Đài Loan vừa trở về xứ trà B’Lao.
    29/45/2022
  • Hơn 20 năm về trước, khi nói đến địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), người ta đều biết đó là thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng. Song, khoảng 10 năm trở lại đây, có ý kiến cho rằng NNCNC đã “dịch chuyển” về huyện Lạc Dương. Bởi đây là địa phương giáp Đà Lạt, có thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng với Đà Lạt, NNCNC đã và đang phát triển khá mạnh, mamg lại thu nhập cao cho các doanh nghiệp và nông dân ở huyện vùng dân tộc thiểu số này...
    02/24/2022
  • Từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Vượt qua những hạn chế về học thức, nhiều phụ nữ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Lâm Đồng theo chế độ mẫu hệ đã tự tin vươn lên, khẳng định khả năng, giữ vai trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Họ có tính quyết định mọi việc trong gia đình, dòng họ. Dọc theo chiều dài của tỉnh, nơi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những tấm gương người phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên làm kinh tế giỏi, đưa gia đình từ chỗ nghèo khó đến thoát nghèo. Họ trở thành tấm gương sáng, những hộ giàu tiêu biểu của làng, thôn trong phong trào xây dựng Nông thôn mới, góp phần thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no trên địa bàn tỉnh.
    26/39/2022
  • Năm mươi năm trước, tôi theo bước chân anh bộ đội tiến về thị xã Đà Lạt, làm nên cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần kỳ. Những cánh rừng dầu, rừng thông lưa thưa che chở cho đoàn quân đi xuyên qua các buôn Pi Ông Tô, Bờ Xua, Nam Ban hoang tàn đổ nát. Địch tháo chạy, chúng lùa hết đồng bào vào khu tập trung để dễ bề kiểm soát. Tôi trở lại con đường này và chứng kiến biết bao điều đổi thay mới mẻ. Con đường 725B dài 22km chạy xuyên qua ba xã Đạ Đờn, Phi Tô, Nam Hà và thị trấn Nam Ban, đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng kinh phí lên đến 125 tỷ đồng. Dừng chân ở xã Nam Hà (Nam Ban - Lâm Hà) là một xã vùng kinh tế mới, được tách ra từ thị trấn Nam Ban. Với diện tích tự nhiên 2.345ha, đất sản xuất 1.850ha, trong đó cà phê là cây trồng chủ lực chiếm 1.500ha, phần diện tích còn lại bà con trồng cây dâu tằm và rau, hoa.  

    26/10/2022
  • Được người đến hỏi thăm về thời xa vắng, vị cao tuổi ở xã Gia Viễn vui vẻ hẳn lên tự tay pha bình trà mới, tiếp chuyện nhiệt tình. Ông tên Vũ văn An 85 tuổi, ông kể “Bây giờ chú thấy Đạ Tẻh là phố thị sầm uất các cháu mặc áo đẹp, xe máy sang trọng, chứ vào năm 1986 chúng tôi từ Gia Viễn, Ninh Bình đi kinh tế mới vào đây vất lắm. Ngày ấy là rừng hoang, đói kém, bệnh tật tưởng chừng như không trụ nổi, dần dần khá hơn trở thành quê hương thứ hai của bà con xa xứ. Người Việt mình có nếp văn hóa làng xã nên đi đâu cũng mang theo hình bóng quê nhà rồi đặt tên nơi mới như xã Gia Viễn, Hà Đông, An Nhơn, Đức Phổ, Phù Mỹ… Lúc gian khổ ấy, nhiều người bệnh nặng chấp nhận về với đất một cách tự nguyện, vì không đủ tiền chạy chữa”.
    26/02/2022
  • Đã mấy chục năm về lại, trong ông vùng đất này lúc nào cũng mới, nó mới như ngày ông đến, ông đi rồi ông lại về. Về trong vòng tay ấm áp của tình đất, tình người mà ông luôn tri ân đã mấy chục năm qua và Nam Ban đã trở thành vùng đất tình người trong ông.

    26/52/2022